Cũng như yêu cầu của các ngành nghề khác, lĩnh vực thiết kế đồ họa cũng có một số thuật ngữ phổ biến mà người mới vào nghề phải nắm rõ để sử dụng. Sau đây là 10 thuật ngữ đồ họa thường gặp nhất, hãy cùng ostrichmotion.com tìm hiểu nhé!
Mục lục bài viết
ToggleẢnh Raster
Ảnh Raster hay còn gọi là ảnh bitmap, được tạo thành bởi hàng ngàn điểm ảnh có chức năng tạo nên màu sắc và hình dáng. Hình ảnh ở đây được xem là ảnh Raster. Photoshop là ứng dụng chuyên chỉnh ảnh Raster hữu ích nhất, hỗ trợ bạn dễ dàng thao tác trên màu sắc cùng với các thuộc tính khác trên vô số điểm ảnh đó.
Tuy nhiên do ảnh Raster có đặc điểm là cấu thành bởi hàng ngàn điểm ảnh, nên việc chỉnh sửa kích thước ảnh cũng là một vấn đề. Để thực hiện thao tác tăng kích thước ảnh Raster, phần mềm trong máy phải phân tích dữ liệu xong mới có thể thêm kích thước được. Nhược điểm của việc này sẽ làm chất lượng hình ảnh bị giảm xuống.
Ảnh Vector
Ảnh Vector đúng như tên gọi của nó, đó là hình ảnh dựa trên vector (bằng cách sử dụng phần mềm Adobe Illustrator) được tạo thành bởi những chấm mút nhỏ, mỗi chấm đều có tọa độ X hoặc Y riêng.
Những đường nối giữa các điểm này với nhau sẽ tạo thành hình dáng của đối tượng, ngoài ra người dùng cũng có thể áp dụng thêm màu sắc đa dạng. Cũng bởi đặc điểm này dễ dàng kéo dài của vector mà việc chỉnh sửa, gia tăng kích thước cũng không phải là vấn đề khó khăn, có thể phóng to đến bất kỳ kích thước nào mà không lo hình ảnh bị giảm chất lượng.
Gần đây, các phần mềm Illustrator ngày càng phổ biến hơn, kéo theo kỹ thuật đồ họa bằng Vector cũng đa dạng và phức tạp hơn so với trước đây. Hiện nay người dùng có thể áp dụng thêm hiệu ứng Gradient hoặc biến hóa thành các hình dạng kiểu dáng phức tạp theo ý muốn, mang lại hình ảnh có độ chi tiết cực cao.
Cũng bởi vì ưu điểm này, vector cũng thường được ứng dụng trong thiết kế logo và đồ họa khác cho tờ rơi hoặc quảng cáo thương hiệu.
CMYK và RGB
CMYK và RGB được biết đến là hệ màu tiêu chuẩn, áp dụng phổ biến trong trình bày văn bản để in ấn thành tạp chí, báo, hoặc tờ rơi quảng cáo… CMYK và RGB cũng là tên viết tắt của cyan, magenta, yellow và key. Trong lĩnh vực đồ họa, key là màu đen, xanh lơ là cyan, màu hồng là magenta, và màu vàng là yellow.
DPI và PPI
Chắc hẳn các bạn đều biết đến thuật ngữ độ phân giải tên tiếng Anh là Resolution, đây là tiêu chí để đánh giá chất lượng hình ảnh có tốt không. Trong Resolution có 2 thuật ngữ chính là DPI và PPI rất quan trọng.
DPI là chỉ số chỉ xuất hiện khi dùng để in ấn. DPI là tên viết tắt của Dots Per Inch, tức là số chấm trên Inch. Để đánh giá chất lượng hình ảnh cao hay thấp là dựa vào số chấm càng nhiều càng tốt trên mỗi inch. Thông thường, người ta ấn định 300 DPI là mức số chấm tiêu chuẩn nhất cho một hình ảnh dùng để in ấn.
PPI là tên viết tắt của ‘pixels per inch’ và cũng có đặc điểm tương tự như DPI, là chỉ số điểm ảnh trên mỗi inch. Người ta thường dùng phần mềm Photoshop để phân tích dữ liệu, giúp làm tăng số lượng điểm ảnh trên mỗi inch lên. Tuy nhiên nhược điểm của cách làm này là làm giảm chất lượng nhất là khi tăng kích thước hình ảnh lên.
Typography
Typography hiểu theo một cách đơn giản là cách sắp xếp kiểu chữ, phông chữ sao cho tạo thành một bố cục văn bản hài hòa và hợp lý nhất. Typography cũng được xem là một loại nghệ thuật sắp xếp chữ, là nền tảng cơ bản nhất mà bất cứ người mới vào nghề lĩnh vực thiết kế đồ họa nào cũng phải nắm vững. Các nhà thiết kế đều nghiên cứu Typography vô cùng kỹ lưỡng để tăng tính hiệu quả cho sản phẩm làm ra.
Grids
Trong thiết kế đồ họa, Grids là cách tổ chức và sắp xếp cấu trúc nội dung bằng những đường thẳng dọc và ngang cắt nhau. Người ta hay sử dụng các phần mềm chuyên dụng như InDesign, Photoshop hoặc Illustrator để hỗ trợ đặt bố cục một cách chính xác và cân bằng tổng thể kiểu chữ cho thích hợp với phần hình ảnh.
Logo design và branding
Logo là một công cụ hữu ích nhằm tăng tính phổ biến cho thương hiệu và được sự công nhận của nhiều khách hàng. Nó sẽ là dấu hiệu để khách hàng dễ dàng nhận biết và nhớ về thương hiệu của sản phẩm đó. Đối với nhà thiết kế, logo là một thách thức bởi vì để tạo ra một hình ảnh đại diện cho cả công ty và định hướng của thương hiệu luôn là điều vô cùng khó khăn. Vừa tạo nên sự quen thuộc cho khách hàng do nó được sử dụng suốt chặng đường hoạt động của thương hiệu, vừa tạo nên sự đáng tin cậy của khách hàng.
Color theory
Color Theory được dịch ra là học thuyết về màu sắc, nghiên cứu về cách con người cảm nhận và phản ứng với màu sắc nhìn thấy đó ra sao. Bởi lẽ mỗi màu sắc đều có ý nghĩa và sắc thái riêng biệt, màu này có thể đem đến tâm trạng này màu kia lại khác, tùy vào cảm nhận của mỗi người.
Bên cạnh đó, màu sắc cũng giúp chúng ta liên tưởng đến một ý niệm nào đó. Chẳng hạn như, màu xanh thường đem lại cảm giác tin cậy và hy vọng. Cũng chính về thế mà nhiều thương hiệu đã chọn màu xanh trở thành màu sắc đại hiện cho công ty, điều này giúp cho khách hàng nhìn vào sẽ có được cảm nhận và liên tưởng nhất định.
Gradient
Gradient được biết đến là hệ thống chuyển màu của thiết kế. Thông thường có 2 dạng hiệu ứng chuyển màu phổ biến nhất. Trong đó, dạng 1 là các màu đối nghịch với nhau cùng nằm trong một khung hình. Dạng còn lại là một màu nổi bật ở trung tâm, những màu còn lại bao quanh nó.
Opacity
Opacity là một thuộc tính quan trọng của phần mềm Photoshop. Nó có chức năng quy định độ trong suốt của một hình ảnh hoặc màu nền bất kỳ.
Qua bài viết trên đây, ostrichmotion.com hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích về 10 thuật ngữ đồ họa thường gặp nhất nhé!