Ngoài những quảng cáo, chiến dịch ra mắt sản phẩm xuất sắc thì có không ít thương hiệu, trong đó có nhiều thương hiệu lớn cũng thất bại trong khâu truyền tải nội dung, thông điệp của mình tới người dùng. Thế nhưng, thực tế các chiến dịch đó được cả một đội ngũ chuyên gia, nhân viên chuyên nghiệp sáng tạo, chỉnh sửa…nó chỉ là họ thiếu chút khách quan. Và chúng tôi có không có ý định chê bai 5 chiến dịch ra mắt sản phẩm thất bại mà để phân tích rút ra bà học cho các cá nhân, tập thể.
Mục lục bài viết
Toggle1 .Chiến dịch quảng báo của Dove
Vào tháng 10 năm 2017, thương hiệu nổi tiếng Dove đã có một chiến dịch quảng bá sản phẩm của mình trên facebook. Rất tiếc chiến dịch này không những không đem lại hiệu quả mà nó còn bị chỉ trích rất nhiều. Đó là việc trong mẫu quảng cáo người phụ nữ da đen mặc một chiếc áo có màu sắc rất giống màu da của cô. Và khi biến thành người da trắng thì cô đã cởi bỏ chiếc áo nâu của mình đi.
Đây là một trong những chiến dịch pr thất bại bởi mẫu quảng cáo này đã tạo ra một làn sóng phản đối vô cùng lớn. Họ cho rằng đây là sự phân biệt chủng tộc giữa những người da trắng dành cho người da đen. Tuy nhanh chóng gỡ bỏ quảng cáo và cùng lúc đưa ra lời xin lỗi với các khách hàng của mình. Thì thương hiệu Dove cũng đã để lại một ấn tượng không hề tốt.
2. Chiến dịch ra mắt sản phẩm của Uber
Các chiến lược pr thất bại không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các mẫu quảng cáo không phù hợp nó còn la việc sai sót trong xử lý khủng hoảng. Bởi xử lý khủng hoảng là một phần của truyền thông, pr.
Đó la việc Uber bị cáo buộc ủng hộ lệnh cấm nhập cư của tổng thống Donald Trump nhằm đối phó với các nước Hồi Giáo. Vụ việc này đã khiến nhiều người tiêu dùng quay lưng lại với Uber. Chưa dừng lại ở đó, chiến lược marketing thất bại của Uber còn là việc xử lý bê bối của cựu nữ nhân viên bị quấy rối tình dục nơi làm việc.
Sau đó họ còn bị rỏ rỉ video CEO Travis Kalanick la mắng tài xế Uber. Và hàng loạt ra đi của các lãnh đạo cấp cao thương hiệu này. Phải mất thời gian khá dài Uber mới ổn định được.
Qua đó, bài học chúng ta rút ra được là việc người tiêu dùng luôn tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp đặt niềm tin vào họ nhưng họ không che đậy cho những bê bối.
3. Chiến dịch ra mắt sản phẩm thất bại của pepsi
Chiến dịch quảng bá “Live for Now”. Của pepsi đã gây ra làn sóng tranh cãi vô cùng lớn. Đoạn quảng cáo kéo dài 2 phút rưỡi với nội dung là câu chuyện của những người rời bỏ công việc của mình để đi biểu tình với khẩu ngữ “Join the conversation”. Chuyện không có gì đáng bàn khi xuất hiện ngôi sao người mẫu Kendall Jenner, cô đã đưa cho viên cảnh sát lon pepsi.
Nó đã trở thành một trong những quảng cáo thất bại vì văn hóa khi họ nhận được phản hồi tiêu cực rằng thương hiệu đã can thiệp vào vấn đề chính trị. Nó cũng là việc họ biến biểu tình trở thành nơi bán soda tầm thường.
Về phía thương hiệu pepsi đã khẩn trương đưa ra xin lỗi và giải thích ý nghĩa quảng cáo là sự buông bỏ cũng như hành động theo đam mê bất chấp mọi thứ. Họ không hề nhắm tới chính phủ.
Bài học được rút ra là việc đưa sản phẩm của mình vào trung tâm các vấn đề xã hội là rất cần sự thận trọng.
4. Chiến dịch quảng bá thất bại của facebook
Các thương hiệu đưa ra những chiến dịch ra mắt sản phẩm thất bại trên facebook nhưng bạn không biết rằng chính facebook cũng mắc những sai lầm không đáng có.
Facebook đã phát sóng đoạn video 360 độ nhằm thể hiện thiệt hại ở Puerto Rico tháng 10 và nó được đặt tên là “chuyến du lịch ma thuật” của Mark Zuckerberg.
Rất không may cho facebook, kết quả không như mong đợi. Đoạn video nhanh chóng bị cho là lợi dụng các hậu quả của thiên tai để quảng bá cho một ứng dụng thực tế. Nó là hành động vô nhân đạo, và chính Mark đã phải đưa ra lời xin lỗi.
Bạn cần tham vấn và nhìn mọi vấn đề ở nhiều khía cạnh để đưa ra chiến dịch quảng cáo phù hợp nhất.
5. Bài học đắt giá từ McDonald’s
Tháng 5.2017, McDonald’s phát đi video 90 giây của một cậu bé muốn mẹ của mình kể lại câu chuyện về người cha trước khi ông qua đời. Thế nhưng, McDonald’s đã nhận về sự trì trích mạnh mẽ từ dư luận khi họ cho rằng hãng đã lợi dụng nỗi đau của con người để bán sản phẩm của mình.
Nó chính thức trở thành chiến dịch marketing thất bại hoàn toàn của McDonald’s. Không chỉ gỡ bỏ quảng cáo mà họ còn phải xin lỗi qua các kênh truyền thông.
Qua bài viết và 5 chiến dịch ra mắt sản phẩm thất bại chắc hẳn bạn đã có sự suy tính, nhìn nhận vấn đề và biết cách sử dụng mọi thứ từ cuộc sống tốt hơn.