Trong những năm gần đây, những doanh nghiệp thành công đều là những doanh nghiệp hoạch định chiến lược marketing. Tất nhiên, nó phải là những chiến dịch marketing cụ thể, hiệu quả. Và Marketing 7p chính là một dạng trong đó. Nhờ nó mà các doanh nghiệp xây dựng được chính sách cũng như tìm ra được phương án hiệu quả, an toàn cho sản phẩm. Vậy Marketing 7p là gì? ứng dụng của Marketing 7p ra sao?
Mục lục bài viết
Toggle1 . Marketing 7p là gì?
Mô hình Marketing 7p là mô hình quảng bá bao gồm các Price (Giá), Product (Sản phẩm), Place (điểm bán), Promotion (Truyền thông), People (con người), Processes (quy trình), Physical Evidence (trải nghiệm thực tế). Mô hình này được xuất bản vào năm 1960 bởi E.Jerome McCarthy trong cuốn sách Basic Marketing – A managerial Approach tạm dịch là Tiếp cận quản lý với marketing căn bản.
Trước đó đã có mô hình 4P ở thời điểm bán sản phẩm mà thiếu chú trọng tới vai trò của dịch vụ khách hàng. Vì vậy, mô hình 7P được bổ sung thêm 3 yếu tố là Processes (quy trình), People (con người), Physical Evidence (trải nghiệm thực tế).
Có thể nói, mô hình marketing 7P giúp công ty, doanh nghiệp xác định cũng như xem xét, đánh giá các yếu tố cần thiết có thể ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình marketing sản phẩm.
2. Những vấn đề cần quan tâm trong mô hình marketing 7P
Ứng dụng marketing 7P vào trong kinh doanh chính là một lý thuyết theo xư hướng nâng cao vị thế của marketing nhằm tạo ra hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo.
Trong mô hình 7P, là chính là nhóm các giải pháp ý tưởng đến sản xuất. Việc quảng bá sản phẩm được đưa lên đầu trong đó có quảng bá về sản phẩm.
a)Sản phẩm
Trong mô hình marketing 7P thì sản phẩm là tập hợp các lợi ích, tất nhiên nó áp dụng cho mọi sản phẩm, mọi thể loại, nó bao quát cho mọi lĩnh vực và nó nhằm phục vụ cho lợi ích của con người.
Cũng theo định nghĩa của 7P marketing thì chúng ta không phải tách biệt việc marketing cho sản phẩm, dịch vụ, marketing cho hàng tiêu dùng hay cho công nghiệp. Bởi thực tế, một sản phẩm khi tới tay khách hàng và được công nhận thì nó dần hình thành giá trị thương hiệu. Giá trị thương hiệu sẽ do khách hàng công nhận.
b) Phân phối trong 7P marketing
Phân phối hay còn gọi là nơi chốn bán hàng, nó được nâng cấp từ khái niệm Place. Nó nói chính xác hơn là một mạng lưới, hệ thống bán hàng được đầu tư, tổ chức, quản lý hiệu quả và chuyên nghiệp.
Phân phối chính là quá trình đưa sản phẩm tới với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hoặc chúng ta có thể mang khách hàng tới với sản phẩm, đây chính là phân phối 2 chiều.
Trong phân phối xuất hiện kênh phân phối, mỗi kênh phân phối sẽ phù hợp với các đơn vị sản xuất khác nhau, để tìm ra kênh phân phối phù hợp nó còn dựa vào marketing. Khi nó được phân khúc và định vị cụ thể nhất
Ví dụ. 7P trong marketing dịch vụ ngân hàng sẽ bao gồm nhiều kênh phát triển sản phẩm thẻ. Trong đó kênh công nhân, kênh nhân viên văn phòng, kênh sinh viên …
c) Giá bán của sản phẩm
Giá bán chính là giá trị của sản phẩm, khách hàng mua sản phẩm bởi nó mang lại giá trị nhất định. Hoặc hiểu theo khía cạnh khác giá bán chính là chi phí tạo nên sản phẩm. Chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân công …
Ví dụ, trong nông nghiệp, chi phí sản xuất sẽ là giống, điều kiện là đất, chi phí thuê nhân công, chi phí canh tác, thu hoạch. Tất cả được cộng vào ra giá thành sản phẩm, cộng thêm chi phí quảng báo cũng như phân phối sản phẩm.
Cũng trong phần giá bán này các chiến dịch marketing nhận thấy mối tương quan giữa định vị và phân khúc. Việc phân khúc khách hàng sẽ quy định giá bán tương ứng.
d)Quảng bá sản phẩm
Quảng bá chính là một phần trong mô hình marketing 7P. Quảng bá là sứ mệnh cấp tiến khi hình thành khi làm marketing và quảng cáo. Nó thường bị hiểu nhầm là lừa dối hay việc tăng cao chi phí lên. Thực chất, quảng bá thương hiệu là việc quảng bá 1 sản phẩm hoặc đưa ra những cam kết theo cách sáng tạo.
e) Con người
Con người bao gồm nhân sự của các công ty, ngày càng có nhiều phương pháp tiếp thị định hướng con người và pr được vận dụng nhưng lại có sự tách biệt giữa pr nội bộ, pr đối ngoại. pr đối ngoại là việc xây dựng hình ảnh, mối liên hệ với khách hàng, pr đối nội là gắn kết các thành viên trong công ty với nhau.
f) Quy trình
Nó chính là quy trình quản trị chất lượng, nó chính là nền tảng để thể chế hóa bộ máy làm việc. Theo đó, các cá nhân sẽ được luật hóa với nhiệm vụ của riêng mình. Nói đúng hơn nó là sự minh bạch hóa quy trình sản xuất của từng cá nhân.
g) Triết lý
Nó là văn hóa trong một tổ chức, doanh nghiệp, nó còn là tầm nhìn của doanh nghiệp, thói quen ứng xử và những giá trị chuẩn trong doanh nghiệp mà chiến lược 7P marketing du lịch và các ngành dịch vụ cần đặc biệt hướng tới.
Hi vọng, bài viết này đã giúp bạn định hướng được nên làm gì, bắt đầu từ đâu để xây dựng chiến dịch marting 7P hiệu quả nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.