Animator là gì? Những điều cần biết để trở thành Animator

Animation là một trong những ngành dành cho những bạn trẻ đam mê hội họa dù  khá mới mẻ nhưng có tiềm năng lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên để trở thành một Animator lại không hề đơn giản. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn Animator là gì và những điều cần biết nếu bạn muốn trở thành một Animator nhé!

Animator là gì? 

Animation được hiểu là nghệ thuật diễn hoạt hình ảnh, thương xuất hiện trong các bộ phim quảng cáo, các bộ phim truyện cho đến các trò chơi máy tính, các website, video pop và các phương tiện truyền thông khác. Nhờ nghệ thuật Animation, các hình ảnh xuất hiện có sự chuyển động một cách sống động dựa trên câu chuyện, nội dung cụ thể trên màn hình. 

Nghệ thuật Animator hiện đang có ảnh hưởng rất lớn
Nghệ thuật Animator hiện đang có ảnh hưởng rất lớn

Animator là gì, đó chính là những nhà thiết kế tạo ra các Animation hay còn được biết đến với tên gọi là nghệ sĩ sản xuất phim hoạt hình. Những sản phẩm của nghệ thuật Animation sẽ được ghi lại thông qua kỹ thuật truyền thông tương tự Analog media với các sản phẩm như phim nhựa, sách tranh tạo chuyển động khi lật các trang giấy, băng video… và truyền thông kỹ thuật số Digital media của các sản phẩm là video kỹ thuật số, ảnh động GIF, các hoạt hình thiết kế cho internet. 

Animator là nghệ sĩ sản xuất phim hoạt hình
Animator là nghệ sĩ sản xuất phim hoạt hình

Sự phân hóa chuyên môn Animator 

Thông thường, Animator phân hóa chuyên môn thành hai bộ phận chính rõ rệt là các nhà thiết kế hoạt hình chuyên sâu vào các chuyển động của nhân vật, biểu cảm diễn xuất, đối thoại hay còn gọi là character animator và các nhà thiết kế xây dựng hiệu ứng đặc biệt của các chuyển động máy móc, xe cộ, các hiệu ứng của hiện tượng tự nhiên tuyết, nước chảy, mưa hay còn gọi là special effects animator.

Xem thêm:   Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo thương hiệu

Tuy nhiên, không phải tất cả nghệ sĩ tham gia vào xây dựng phim hoạt hình đều được xem là Animator là gì. Chẳng hạn các họa sĩ chuyên thiết kế ánh sáng, bố cục, góc camera ( layout artist ) hay họa sĩ tạo khung hành động từ kịch bản (storyboard artist), họa sĩ vẽ phong cảnh chi tiết (background artist) không được gọi là Animator.

Tính chất công việc của Animator

Để sản xuất một bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh đòi hỏi phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Mặc dù Animator chỉ tham gia vào một bộ phận trong quá trình sản xuất nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi Animator sẽ  làm cho các khung nền, âm thanh, ánh sáng trong mỗi chuyển động được xây dựng, hoạt động nhịp nhàng. Vì vậy, Animator được ví như một đạo diễn. 

Tính chất công việc của Animator
Tính chất công việc của Animator

Những người đạo diễn Animator sẽ tạo dựng nhân vật, định hình cụ thể cốt truyện, thiết kế những điểm mấu chốt của nội dung. Bên cạnh đó, họ còn có trách nhiệm tạo khớp nối của các khung hình đã vẽ với các câu chữ, các hình nền, âm nhạc và hiệu ứng đặc biệt. Tổng thể kết cấu Animator tạo ra phải đảm bảo yêu cầu của nhà sản xuất về mặt nội dung. 

Để trở thành nghệ sĩ thiết kế hoạt hình đòi hỏi bạn phải có tố chất sáng tạo, am hiểu, khả năng làm nổi bật ý tưởng trong hình ảnh, ngôn từ hạn chế. Các hành động phải phóng đại, lột tả bản chất con người cùng với các từ ngữ sắc sảo. Những Animator thành công là những người có đủ tinh tế về chuyển động và sự vững vàng trong nghề thông qua việc khai thác các kỹ thuật, công nghệ hiện đại tạo nên phong cách đặc biệt riêng mà có thể nhận diện thông qua mỗi tác phẩm. 

Xem thêm:   Dịch vụ làm video giới thiệu bản thân

Phạm vi công việc của Animator

Những Animator thiết kế hoạt hình chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực như: video games, quảng cáo, điện ảnh, truyền hình với nhiệm vụ tạo ra các chuyển động dựa trên các chuỗi hình ảnh một cách chân thật nhất. Mỗi một Animator sẽ là những nghệ sĩ có trách nhiệm tìm kiếm sự thay đổi trạng thái từ việc quan sát thực tế để nhằm biến các khuôn hình vô tri trở nên sống động qua các chuyển động. Tuy nhiên, Animator không chỉ khiến các nhân vật cùng hình ảnh chuyển động. 

Bạn có thể học tập để trở thành 1 Animator
Bạn có thể học tập để trở thành 1 Animator

Một Animator sẽ phải làm việc với cả các phần mềm chuyên dụng, các bản vẽ, các mô hình, các con rối và chụp ảnh các giai đoạn chuyển động khác nhau. Sau khi hình ảnh được biểu diễn ở tốc độ cao thì các nhân vật nhìn như đang di chuyển nhưng sự chuyển động này mới chỉ mang tính máy móc. Để các hình ảnh có hồn, thể hiện cảm xúc và thực sự đang kể chuyện thì phải cần kết hợp các vị trí, công đoạn, bộ phận khác. Animator chính là người điều phối các chi tiết cụ thể đó. 

Ai phù hợp để trở thành 1 Animator 

Để trở thành một Animator đòi hỏi bạn phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:

  • Thích sáng tạo và đam mê nghệ thuật, thiết kế
  • Thành thạo kỹ năng vẽ, bao gồm cả kỹ năng điêu khắc cho khung hình bằng đất sét
  • Kỹ năng IT giỏi
  • Có tính kiên nhẫn, tập trung cao độ trong thời gian dài
  • Là người tỉ mỉ, chú trọng trong từng chi tiết
  • Có khả năng quan sát, biết cách thể hiện cảm xúc khi nhân vật di chuyển
  • Kỹ năng tổ chức, giao tiếp, đàm phán giỏi
  • Hăng say làm việc hết mình, biết nắm bắt định hướng của khách hàng.
  • Làm việc trong thời hạn nghiêm ngặt và môi trường áp lực cao
  • Có sáng kiến riêng và làm theo cách ngắn gọn, súc tích.
Kỹ năng vẽ là yêu cầu bắt buộc nếu muốn trở thành Animator
Kỹ năng vẽ là yêu cầu bắt buộc nếu muốn trở thành Animator

Những kỹ năng giúp bạn trở thành 1 Animator giỏi

Kỹ năng vẽ

Hiện tại, các phân đoạn Animator hầu hết đều được làm trên máy tính. Tuy nhiên khả năng vẽ tay vẫn mang tới những lợi ích trong việc tạo ra phong cách riêng và những bản vẽ mang tính đột phá.

Xem thêm:   6 Ý Tưởng Làm Video Quảng Cáo Đồ Ăn Không Nên Bỏ Qua

Đặc biệt, những người có kỹ năng vẽ tay tốt luôn có sức sáng tạo ra tác phẩm có cấu trúc, hình dạng, chuyển động tốt hơn. Điều này giúp họ dễ dàng nổi bật hơn so với đối thủ.

Hiểu biệt về kỹ thuật điện ảnh

Để tạo được những video chân thực nhất, bạn cần nắm rõ kỹ thuật trong lĩnh vực điện ảnh. Từ đó, đảm bảo được việc sử dụng âm thanh, màu sắc, ánh sáng, bố cục và khung hình phù hợp nhất với đoạn animator của mình.

Am hiểu diễn xuất

Am hiểu kỹ thuật diễn xuất sẽ giúp bạn thể hiện thái độ, biểu cảm của từng nhân vật
Am hiểu kỹ thuật diễn xuất sẽ giúp bạn thể hiện thái độ, biểu cảm của từng nhân vật

Khi làm Animation, mọi người sẽ cần tạo ra các nhân vật với chuyển động, nét mặt, biểu cảm phù hợp nhất với hoàn cảnh. Và họ chỉ có thể làm được điều này nếu am tường kỹ thuật diễn xuất của các diễn viên. Hãy chú ý điều này nhé.

Lời kết

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết Animator là gì rồi phải không nào. Tuy đòi hỏi nhiều yêu cầu cao nhưng đó thực sự là công việc sáng tạo, hấp dẫn và thú vị. Nếu bạn có đủ tố chất và có thiên hướng theo đuổi ngành Animation thì hãy liên hệ với Công ty Ostrich Motion có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh để được tư vấn, định hướng nghề nghiệp một cách tốt nhất nhé!

Thông tin liên hệ:

Công ty Ostrich Motion

  • Địa chỉ: 67 Lũy Bán Bích, Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 084-55-444-66
  • Email: ostrichmotion@gmail.com
(5 votes)
5/5
Picture of Thuận Nguyễn

Thuận Nguyễn

CEO OSTRICHMOTION

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Giới thiệu

Ostrichmotion là đơn vị sản xuất Video Marketing, Video Animation, Motion Graphic phục vụ nhu cầu quảng cáo, quảng bá dịch vụ và sản phẩm cho các thương hiệu.

Những tin tức khác

Theo dõi

Ostrich Motion
Room To Read VN - Explainer Videos

Room To Read VN - Explainer Videos

11
0

Liên hệ tư vấn

Đăng ký để nhận tin tức

Đăng ký theo dõi để nhận những tin tức mới nhất từ ostrichmotion