Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của coca cola, vinamilk, apple

Như trên chúng tôi đã nói tới áp lực từ đối thủ hiện tại, phần dưới này sẽ là những đối thủ trong tương lai.

Thách thức đối với một doanh nghiệp, công ty lớn hay nhỏ là mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Mô hình này chỉ ra ai là đối thủ của doanh nghiệp đó hay tác động của thị trường nào sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp? tới tương lai của công ty? Để làm rõ hơn vấn đề này cũng như đưa tới các doanh nghiệp cái nhìn khách quan nhất, bài viết này chúng tôi sẽ phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn. 

1 .Những vấn đề xung quanh 5 áp lực cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố giúp các doanh nghiệp phát triển, giúp người tiêu dùng có những sản phẩm chất lượng hợp với mức tiền họ bỏ ra. Với các mô hình cạnh tranh được ngụ ý là tốc độ điều chỉnh lợi nhuận phù hợp với rủi ro. Thế nhưng, tùy vào mỗi doanh nghiệp lại có sự duy trì mức lợi nhuận khác nhau. 

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được các doanh nghiệp sử dụng để phân tích xem họ có nên tiếp cận thị trường này hay không hay tạo ra một sản phẩm nào đó. Thế nhưng, môi trường kinh doanh hiện nay khá biến động, nó không theo quy tắc hay yếu tố chi phối nào, các doanh nghiệp cần có sự đánh giá, xem xét kỹ lưỡng. 

Những vấn đề xung quanh 5 áp lực cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố giúp các doanh nghiệp phát triển, giúp người tiêu dùng có những sản phẩm chất lượng hợp với mức tiền họ bỏ ra

2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Ngay từ năm 1979, mô hình 5 áp lực cạnh tranh đã xuất hiện, nó là 5 yếu tố tương đương với 5 áp lực mỗi doanh nghiệp phải chịu đồng thời cách thức vượt qua 5 áp lực này. 

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ hiện tại cùng ngành

Với các doanh nghiệp áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại cùng ngành là vô cùng lớn. Đơn cử như mô hình 5 áp lực cạnh tranh của vinamilk có rất nhiều hãng sữa trên khắp đất nước, chưa nói tới các hãng sữa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. 

Nghiên cứu chỉ ra những nội dung như cơ cấu cạnh tranh ngành, nghề, hàng rào, thực trạng cơ cấu ngành, lượng doanh nghiệp cùng ngành và các sản phẩm có cùng ngành. 

Thực chất có những ngành bao gồm nhiều doanh nghiệp, có ngành các doanh nghiệp lớn chi phối được gọi là độc quyền. Mức độ cạnh tranh này rất khó dự đoán và phân tích. 

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Áp lực cạnh tranh từ đối thủ hiện tại cùng ngành

Cạnh tranh từ phía khách hàng

Nó là những áp lực về phía khách hàng thông qua giá bán và chất lượng của các sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng có thể là người tiêu dùng cuối cùng, các đại lý, nhà phân phối. Với mỗi sản phẩm có rất nhiều nhà cung cấp, người tiêu dùng lựa chọn thương hiệu họ thấy có chất lượng, giá thành hợp lý. 

Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn có khả năng tạo ra kết nối, ví dụ họ cùng tẩy chay một sản phẩm, cùng mua một sản phẩm của một thương hiệu. Thậm chí, các đại lý cũng lựa chọn doanh nghiệp có nhiều ưu đãi hơn. Ưu đãi cả về giá thành, hỗ trợ bằng máy móc, phương tiện. Khách hàng là 1 trong 5 áp lực cạnh tranh khốc liệt nhất mà các doanh nghiệp phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng mới có thể vượt qua. 

Cạnh tranh từ phía khách hàng
Nó là những áp lực về phía khách hàng thông qua giá bán và chất lượng của các sản phẩm của doanh nghiệp

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tương lai

Như trên chúng tôi đã nói tới áp lực từ đối thủ hiện tại, phần dưới này sẽ là những đối thủ trong tương lai. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển cần có bộ phận phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh trong tương lai. 

Đây là những doanh nghiệp hiện chưa cạnh tranh với sản phẩm của bạn nhưng tương lai sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh khi họ gia nhập ngành nghề bạn kinh doanh. 

Đối với các ngành càng dễ tham gia tỉ lệ cạnh tranh càng cao, trong khi đó, hàng rào chi phí rất lớn. Chính bởi vậy, các doanh nghiệp nếu muốn vượt qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh cần tạo ra các sản phẩm được biệt hóa, giảm chi phí sản xuất để ít nhất không tăng giá sản phẩm, mở rộng kênh phân phối, chăm sóc tốt các kênh hiện tại. 

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Như trên chúng tôi đã nói tới áp lực từ đối thủ hiện tại, phần dưới này sẽ là những đối thủ trong tương lai.

Áp lực từ các sản phẩm thay thế

Việc tìm ra sản phẩm thay thế các sản phẩm hiện tại có thể giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Ngày nay, các doanh nghiệp cạnh tranh nhanh thông qua tạo ra các giá trị  mới cho sản phẩm, thậm chí giá trị tăng lên hay các giá trị hướng tới người tiêu dùng nhiều hơn. Khách hàng sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra mua các giá trị đó. 

Với các sản phẩm cũ thì đây là 1 trong 5 áp lực lớn lên doanh nghiệp, là mô hình 5 áp lực cạnh tranh của coca cola hay bất kỳ thương hiệu nào. 

Áo lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

Nhà cung cấp cũng tạo ra áp lực cạnh tranh không hề nhỏ, điều này cho thấy nhà cung cấp có tầm ảnh hưởng rất lớn tới mỗi doanh nghiệp. Các nhà cung cấp sẽ chi phối giá thành sản phẩm. Trong trường hợp họ tăng giá, áp lực đè nặng lên doanh nghiệp thậm chí chất lượng sản phẩm của họ cũng rất ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn. 

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Nhà cung cấp cũng tạo ra áp lực cạnh tranh không hề nhỏ, điều này cho thấy nhà cung cấp có tầm ảnh hưởng rất lớn tới mỗi doanh nghiệp

Bài viết đã chỉ ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh mà bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng sẽ phải chịu. Nhiệm vụ của họ là phân tích, đưa ra phương hướng tốt nhất cho sản phẩm của mình. 

(5 votes)
5/5
Picture of Thuận Nguyễn

Thuận Nguyễn

CEO OSTRICHMOTION

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Giới thiệu

Ostrichmotion là đơn vị sản xuất Video Marketing, Video Animation, Motion Graphic phục vụ nhu cầu quảng cáo, quảng bá dịch vụ và sản phẩm cho các thương hiệu.

Những tin tức khác

Theo dõi

Liên hệ tư vấn

Đăng ký để nhận tin tức

Đăng ký theo dõi để nhận những tin tức mới nhất từ ostrichmotion