Cho tới nay, nhiều người vẫn cho rằng quản trị thương hiệu là marketing. Đại khái nó là việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới các khách hàng, khách hàng tiềm năng. Thế nhưng, thực tế thì 2 khái niệm này hoàn toàn khác nhau, chúng có mục đích khác nhau, chiến lược khác nhau, kết quả cũng khác nhau. Nhưng đều nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận. Vậy quản trị thương hiệu là gì? Vai trò của quản trị thương hiệu với các công ty, doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
Toggle1 .Quản trị thương hiệu là gì?
Quản trị thương hiệu là cả một quá trình nhằm xây dựng lòng tin của khách hàng vào 1 thương hiệu, nó không phải là 1 sản phẩm. Nó cũng được hiểu là quá trình duy trì chỗ đứng của thương hiệu đó trên thị trường với hàng ngàn thương hiệu khác cùng lĩnh vực.
Thực tế, một thương hiệu có thể nổi tiếng, có vị thế ở giai đoạn này nhưng lại tụt dốc, không chiếm được lòng tin với khách hàng ở giai đoạn khác. Vì vậy, để tạo dựng thương hiệu uy tín các doanh nghiệp cần duy trì cũng như bảo dưỡng thương hiệu thường xuyên bằng các chiến dịch.
Các doanh nghiệp nếu không thể quản trị thương hiệu tốt họ sẽ bị sụp đổ khi mà xã hội ngày càng phát triển, sản phẩm ngày một đa dạng, độ cạnh tranh ngày càng cao. Quản trị thương hiệu giúp cho thương hiệu phát triển ổn định hơn, gia tăng giá trị.
2. Sự khác nhau giữa quản trị thương hiệu và marketing
Marketing là việc tập trung vào việc đem lại các hoạt động quảng bá sản phẩm, thương hiệu thông qua các chương trình. Quản trị thương hiệu nó là công việc rất rộng bao gồm chiến lược marketing, quản trị rủi ro, quản trị sự cố và tất cả các vấn đề sản phẩm, về thương hiệu.
3. Vậy tại sao phải quản trị thương hiệu?
Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao phải quản trị thương hiệu? Có quá nhiều lý do để các doanh nghiệp phải quản trị thương hiệu. Thực tế, việc quản trị thương hiệu là nhiều phần việc kết nối với nhau, việc đảm bảo hoàn thành tốt mọi khâu mới cho ra kết quả tốt mới xây dựng được một thương hiệu.
Một thương hiệu khi đã tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường và các khách hàng thì nó dễ dàng hơn khi đưa các sản phẩm dịch vụ ra bên ngoài. Một thương hiệu có thể có nhiều sản phẩm và mỗi sản phẩm là có chiến thuật marketing khác nhau. Việc xây dựng thương hiệu nhằm tạo ra sự tin tưởng, chất lượng, giúp người tiêu dùng nhớ, khắc sâu cũng như an tâm mỗi khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu đó.
4. Vai trò của quản trị thương hiệu
Vai trò của quản trị thương hiệu là rất lớn, nó bao gồm cả việc xử lý rủi ro, sự cố. Bạn không thể khẳng định đơn vị, thương hiệu quả mình không có sự cố, những lỗ hổng bị rò rỉ sẽ khiến các tin tức không tốt bại lộ ra bên ngoài. Cách ứng phó và xử lý sự cố như thế nào cũng là cách bạn quản trị thương hiệu.
Vậy nên, quản trị thương hiệu có vai trò rất lớn, nó giúp thương hiệu tồn tại, phát triển trong xã hội. Giúp doanh nghiệp có doanh thu, có thể tồn tại.
5. Cách quản trị thương hiệu có hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp, cách thức quản trị thương hiệu, việc của bạn và các cộng sự là lựa chọn và tìm phương pháp phù hợp với sản phẩm mục tiêu đề ra.
Tên thương hiệu phải truyền đạt ý nghĩa đúng đắn
Các vấn đề cơ bản của quản trị thương hiệu có lẽ là lựa chọn tên thương hiệu sao cho nó có thể truyền đạt ý nghĩa đúng đắn. Đây cũng là bước đầu tiên tạo sự hài lòng cho các khách hàng. Hãy nghĩ tới những cái tên miền đáng nhớ hơn, ý nghĩa hơn, qua đó bạn đã thoát khỏi những cái bóng lớn đã tạo dựng từ trước.
Tạo một tài khoản chính chủ trên các mạng xã hội
Thật dễ dàng để lập 1 page trên facebook, vậy nên việc thương hiệu của bạn có vài cái page giống là chuyện không hiếm. Các page giả mạo có thể khiến khách hàng lầm tưởng và đưa ra những thông tin làm ảnh hưởng tới thương hiệu.
Không chỉ vậy, việc tìm kiếm của khách hàng cũng tốt hơn khi bạn có tài khoản mạng xã hội đăng các sản phẩm của mình.
Làm các blog tạo sự tin tưởng
Có thể thấy, tầm quan trọng của content marketing khi nói tới việc định hình thương hiệu trên các phương tiện truyền thông. Không có tài nguyên nào phù hợp hơn blog để bạn chứng tỏ mình, chứng tỏ sự chuyên nghiệp của mình. Sử dụng blog để nâng cao cách quản trị và tiếp cận khách hàng.
Xây dựng các mối quan hệ với các bên đánh giá thương hiệu
Bạn chỉ có thể tạo sự tin tưởng khi các cơ quan được khách hàng tín nhiệm đảm bảo. Việc xây dựng mối quan hệ này có thể bằng tiền, bằng nhiều thứ khác. Đó chính là cách quản trị doanh nghiệp tốt nhất.
Bạn cũng đừng quên đưa những điều đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng. Họ quan tâm tới những điều đặc biệt đó hơn cả.
Trên đây là những vấn đề của quản trị thương hiệu và bạn biết đấy, ở thời đại 4.0 việc quản trị thương hiệu có vẻ dễ hơn nhưng lại đầy thách thức. Hãy thật thận trọng để phát triển và không bị lép vế với đối thủ.